Đồ gốm men ngọc
Đồ gốm men ngọc

Đồ gốm men ngọc

Đồ gốm men ngọc là thuật ngữ để chỉ đồ gốm được tráng men màu xanh lục nhạt của ngọc, còn được biết đến như là đồ gốm men xanh. Men ngọc là từ để chỉ một loại men gốm trong suốt, thường với các vết rạn nhỏ, đầu tiên được sử dụng trên các loại đồ gốm màu xanh lục nhưng sau này cũng được sử dụng trên các loại đồ gốm sứ khác. Đồ gốm men ngọc bắt nguồn từ Trung Quốc và các lò đáng chú ý như lò Long Tuyền ở tỉnh Chiết Giang là nổi tiếng vì màu men ngọc trên các sản phẩm của mình.[1] Sản xuất đồ gốm men ngọc sau này lan rộng sang các khu vực khác tại Đông Á, như tại Nhật BảnTriều Tiên[2] cũng như Đông Nam Á như tại Việt NamThái Lan. Cuối cùng thì các lò gốm châu Âu cũng làm ra được một số sản phẩm gốm men ngọc, nhưng nó chưa bao giờ là sản phẩm gốm chủ yếu tại đây. Các sản phẩm tinh xảo nhất là đồ sứ, nhưng cả màu và men ngọc đều có thể tạo ra trên các sản phẩm sànhđất nung. Phần lớn các đồ gốm men ngọc Long Tuyền thời kỳ đầu nằm trên ranh giới giữa đồ sành và đồ sứ theo định nghĩa phương Tây, nhưng được gọi chung tại Trung Hoa là đồ sứ.Trong nhiều thế kỷ thì đồ gốm men ngọc được các triều đình Trung Hoa đánh giá cao, trước khi bị thay thế theo thị hiếu bằng các loại đồ gốm được trang trí, đặc biệt là gốm hoa lam trong thời Nguyên. Sự tương đồng về màu sắc với ngọc, theo truyền thống là vật liệu được đánh giá rất cao tại Trung Quốc, là lý do chính trong sức hấp dẫn của nó. Đồ gốm men ngọc vẫn được tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc ở quy mô nhỏ hơn, thường là với ý thức phục hồi các phong cách gốm cổ. Tại Triều Tiên đồ gốm men ngọc được sản xuất trong thời kỳ Cao Ly (918–1392) được coi là kinh điển của đồ sứ Triều Tiên.Màu men ngọc được sản xuất theo phương pháp cổ điển bằng cách nung một loại men có chứa ít ôxít sắt ở nhiệt độ cao trong lò khử. Các vật liệu phải được tinh chế, vì các hóa chất khác có thể làm thay đổi hoàn toàn màu sắc. Quá ít oxit sắt tạo ra màu xanh lam (đôi khi là hiệu ứng mong muốn), và quá nhiều oxit sắt sẽ tạo ra màu nâu ôliu và cuối cùng là màu đen; lượng phù hợp là từ 0,75% đến 2,5%. Sự hiện diện của các hóa chất khác cũng có thể gây ra ảnh hưởng, như titan dioxit tạo ra vết màu hơi vàng.[3]

Đồ gốm men ngọc

Phiên âmRomaja quốc ngữMcCune–Reischauer
Phiên âm
Romaja quốc ngữCheongja
McCune–ReischauerCh'ŏngja
Hanja
靑瓷
Romaja quốc ngữ Cheongja
Phồn thể 青瓷
Hangul
청자
Hiragana せいじ
Tiếng Việt Gốm men ngọc
Bính âm Hán ngữ Qīngcí
McCune–Reischauer Ch'ŏngja
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữ
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữQīngcí
Chuyển tựRōmaji
Chuyển tự
RōmajiSeiji
Kanji 青磁
Rōmaji Seiji
Giản thể 青瓷

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm men ngọc http://www.ceramicstoday.com/articles/why_throwing... http://www.gotheborg.com/glossary/data/celadon.sht... http://www.graf-von-katzenelnbogen.com/ http://www.mirviss.com/artists/yoshikawa-masamichi http://museum.cornell.edu/collections/asian-pacifi... http://www.ancient.eu/article/945/ http://english.visitkorea.or.kr/enu/ATR/SI_EN_3_1_... http://www.e-yakimono.net/guide/html/celadon.html http://www.e-yakimono.net/guide/html/porcelain.htm... http://www.e-yakimono.net/html/kato-tsubusa.html